Đà Lạt – thành phố du lịch hàng đầu của nước ta gắn liền với khung cảnh yên tĩnh và thiên nhiên hữu tình. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hoá nhanh khiến nơi đây dần mất đi nét đặc trưng vốn có của mình. Theo thông tin điều chỉnh đến năm 2045, thành phố sẽ được mở rộng ra gấp 4 lần. Vậy điều này là tốt hay xấu, có thực sự cần thiết hay không!?
So sánh giữa Đà Lạt xưa và nay
Đà Lạt xưa
Đà Lạt từ khi hình thành đã được định hình để phát triển thành địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng chứ không phải khu vui chơi giải trí. Chính vì điều đó mà cảnh Đà Lạt xưa luôn xen kẻ với những ngọn đồi xanh mát và rừng thông bao quanh. Nếu bạn đã đến đây vào thời kỳ sau giải phóng, tin chắc bạn từng ngỡ ngàng bởi khung cảnh tuyệt đẹp mà người Pháp để lại cho chúng ta.
Hình ảnh của thành phố thời kỳ này không khác gì một châu Âu thu nhỏ. Kiến trúc các toà nhà, biệt thự đậm chất phương Tây nằm tách biệt nhau. Điểm đặc trưng đáng kể tới nhất chính là khí hậu và cảnh quang. Đà Lạt là một trong số hiếm hoi những nơi tại Việt Nam có khí hậu mát mẻ quanh năm cùng cảnh đồi núi với rừng thông trùng điệp.
Ngoài ra thì văn hoá địa phương cũng là một điểm nhấn đáng nói. Đà Lạt từ xưa là nơi sinh sống của người đồng bào khu vực tây nguyên. Điều này góp phần tạo nên sự đặc trưng mà ít vùng du lịch tại Việt Nam có được. Bạn hãy tưởng tượng xem, vừa đến Đà Lạt du lịch nghỉ dưỡng, còn được thưởng thức văn hoá bản địa và món ăn nơi đây. Còn gì tuyệt vời bằng đúng không?
Đà Lạt nay thì như thế nào?
Có thể tóm gọn ở định nghĩa: “Phát triển hơn, hiện đại hơn cũng hại điện hơn”. Ngày nay, Đà Lạt không còn nhiều cảnh thiên nhiên như xưa. Thay vào đó là sự bê tông hoá khi nhà cửa mọc lên nhiều hơn. Các toà biệt thự cổ vẫn còn, nhưng nằm liền kế là những ngôi nhà khác chứ không còn là cảnh đồi núi chen ngang rừng thông. Khu du lịch, quán cà phê hình thành, nên cảnh quan cũng bị thu hẹp. Mảng xanh trong thành phố mất đi nhiều so với cách đây hơn chục năm.
Không còn không khí tĩnh lặng, yên ả xưa kia. Thay vào đó là lượng khách du lịch cực lớn đặc biệt là vào mùa nghỉ lễ. Cảnh hàng ngàn người chen chúc nhau đứng xung quanh khu vực quảng trường và ven hồ Xuân Hương cũng không còn xa lạ nơi đây. Có thể nói Đà Lạt ngày nay không khí nhộn nhịp, náo nhiệt và giải trí hơn rất nhiều.
Văn hoá đặc trưng về ẩm thực và con người Đà Lạt vẫn còn. Tuy nhiên không đậm nét như xưa. Hiện tại người đồng bào tây nguyên sinh sống về các khu vực lân cận, khu vực trung tâm tập trung chính là người Kinh. Nếu bạn muốn đến Đà Lạt để thưởng thức văn hoá vùng miền thì có lẻ nơi đây không còn đủ để thoả điều đó.
Đô thị hoá nhanh – tốt hay xấu?
Vấn đề đô thị hoá luôn chứa đựng hai mặt tích cực và tiêu cực. Không riêng Đà Lạt, thậm chí ngay cả Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng đau đầu về điều này. nói về mặt tích cực, thì tình hình đô thị hoá mang lại cho địa phương nhiều lợi ích. Có thể kể tới việc đông dân hơn sẽ giúp giá trị thành phố cao hơn, bất động sản tại đây sẽ tăng trưởng. Điều này góp phần thúc đẩy kinh tế Đà Lạt và đời sống người dân tại đây tốt hơn. Đô thị hoá còn giúp thu hút được nhiều nhà đầu tư, nhiều ngành dịch vụ mới sẽ hình thành. Còn nếu xoáy vào việc “soi” cái xấu, thì hàng trăm vấn đề song song cũng phát sinh theo.
Không phủ nhận tình hình đô thị hoá tại Đà Lạt chứa đựng nhiều mặt tiêu cực và xấu xí. Ta thấy ngay từ việc cảnh quan thiên nhiên và khí hậu không còn như xưa. Đà Lạt không còn nhiều cảnh sương mù dày đặc và mơ mộng như trước. Nhiệt độ tại đây cũng ngày một cao hơn so với nhiều năm qua. Và hiển nhiên, tệ nạn xã hội tại đây cũng sinh sôi hơn. Tuy nhiên, vấn đề này liệu có đáng để kềm hãm sự phát triển của cả thành phố?
Xin đừng ích kỷ với thành phố
Hãy nhớ không thể nào đòi hỏi Đà Lạt năm nay phải giống với Đà Lạt thời điểm trước 1975. Cũng như không thể đòi hỏi thành phố không được gắng đèn giao thông khi tình trạng xe cộ di chuyển đông hơn. Từ xưa tới nay Đà Lạt được đặt với nhiều tên gọi khác nhau. Điều này tôn vinh nên vẻ đẹp của thành phố, tuy nhiên nó cũng có mặt trái. Chính vì những tên gọi này khiến thành phố bị chững lại.
Nếu Đà Lạt cứ vắng vẻ, thơ mộng, thì chưa hẵn đã cạnh tranh được với vùng khác? Nếu nơi đây không phát triển, nhiều dịch vụ mới không hình thành thì có đạt được lượng du khách viếng thăm như hiện tại? Phải chăng vì suy nghĩ Đà Lạt đang mất bản sắc mà ta đang quên những điều tích cực mà nó mang lại!?
Mở rộng tới gấp 4!!!
Thông tin này chính là điều mà khiến nhiều người băn khoăn. Với lộ trình tới 2045 Đà Lạt sẽ có diện tích khá lớn. Diện tích toàn vùng sẽ gồm thêm huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà. Hiện nay dân cư chính của thành phố không quá đông. Đà Lạt chỉ nhộn nhịp, kẹt xe vào thời điểm khách du lịch đổ về dịp cuối tuần hoặc ngày lễ. Ngày thường thì mật độ con người tại đây ở mức vừa phải.
Theo định hướng từ chính quyền thành phố Đà Lạt. Sau khi mở rộng sẽ phát triển theo chũi đô thị liên kết. Điều này giúp cho giảm tải khu vực trung tâm (Đà Lạt hiện nay). Ngoài ra thì kinh tế vùng lân cận sẽ được tăng trưởng. Chính quyền thành phố cũng định hướng du lịch sinh thái, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên cho địa phương. Các vùng Lâm Hà và Đức Trọng thành trung tâm thương mại, du lịch tổng hợp và nông nghiệp công nghệ cao. Dự kiến dân số đạt hơn 2 triệu người vào năm 2045.
Bức tranh toàn cảnh của tỉnh Lâm Đồng có thể bị mất cân đối. Huyện Đam Rông sẽ nằm đơn lẻ ở phía trên của tỉnh. Trong khi Đam Rông không quá nổi bật để phát triển kinh tế vùng. Còn nhìn về phía nam, nếu tỉnh có kế hoạch mở rộng Bảo Lộc thì Di Linh là huyện có khả năng nằm giữa tách biệt. Trường hợp sáp nhập Di Linh vào chung Bảo Lộc thì các vùng rìa sẽ rất khó phát triển.
Lộ trình dài, thử thách lớn
Để đạt được mục tiêu đề ra là thử thách vô cùng lớn. Có thể thấy nếu không kiểm soát tốt quá trình đô thị hoá các vùng lân cận. Đà Lạt càng mở rộng sẽ càng bị “loãng”. Kinh tế toàn vùng bị chi phối trong khi huyện được mở rộng chưa thật sự đủ mạnh. Đây sẽ là vấn đề quan trọng nếu thành phố Đà Lạt phải chèo lái cũng như “gồng gánh” cho các vùng đó.
Nhiều ý kiến phản hồi quan ngại về việc mở rộng Đà Lạt. Nhiều người nhận định được cho là không nên. Nhất là khi các huyện sáp nhập không nổi trội. Nhiều khu vực còn tồn tại nhiều vấn đề. Hiễn nhiên các vùng này cũng khó khăn trong vấn đề phát triển du lịch. Vốn dĩ Đà Lạt được biết đến là thành phố du lịch. Trường hợp mở rộng các vùng không liên quan đôi khi sẽ tác dụng ngược.
Đoạn đường từ nay đến 2045 còn khá xa. Mong rằng các chính sách sắp tới của tỉnh cũng như thành phố Đà Lạt sẽ đi chậm và đúng hướng. Ngoài ra các vấn đề khác như giá bất động sản vùng cũng cần phải kiểm soát. Trường hợp giá nhà đất tăng quá nhanh sẽ khiến cho thành phố gặp tình trạng ngại đầu tư. Mở rộng Đà Lạt là điều cần thiết. Tuy nhiên việc kiểm soát được từng giai đoạn sẽ là yếu tố quyết định thành bại trong cả vấn đề.
Peace Silver