Ấn Độ là một quốc gia có đến hàng ngàn phong tục, văn hóa truyền thống lâu đời. Hầu hết chúng đều bắt nguồn từ Kinh sách và những tài liệu từ thời Ấn Độ cổ. Dù qua bao lâu, người dân Ấn vẫn duy trì và phát triển các phong tục này. Cùng Caztus House tìm hiểu về văn hóa Ấn Độ qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Đất nước của lễ hội
Ấn Độ nổi tiếng bởi sự đa dạng trong tôn giáo và dân tộc. Điểm đặc biệt là trong mỗi dân tộc, tôn giáo đó đều sẽ có những ngày lễ kỷ niệm riêng. Nếu bạn du lịch Ấn Độ, dù bất cứ mùa nào trong năm, đều được hòa mình vào lễ hội.
Đặc biệt các sự kiện này thường được tổ chức qua các dịp mừng mùa vụ, năm mới hay các dịp quan trọng khác… Các lễ hội khi diễn ra đều sở hữu vô vàn hoạt động để bạn tham gia. Từ ẩm thực đến lễ nghi, từ hát ca đến nhảy múa. Nhờ vậy, tinh thần gắn kết xã hội của Ấn Độ trở nên chặt chẽ hơn. Một số sự kiện quan trọng trong năm như Lễ hội Diwali (chào năm mới), Holi Festival, lễ hội Ganesha, lễ hội Ugadi tại Hyderabad,…
Trang phục độc đáo
Hình ảnh những bộ Sari rực rỡ, đa sắc của người phụ nữ Ấn Độ có lẽ đã quá quen thuộc với bạn. Bởi nó thường xuất hiện trong các bộ phim truyền hình dài tập của quốc gia này. Đây chính là trang phục truyền thống đã và đang là một biểu tượng đặc biệt trong văn hóa của người Ấn. Sari, một quốc phục tinh tế, được thiết kế gồm ba phần. Một phần là áo ôm sát người hở eo. Phần thứ hai là một mảnh vải quấn quanh cơ thể, thường dài đủ để che đậy phần chân. Phần cuối cùng là mảnh vải vắt chéo ngang vai. Sari thường được mặc cùng những bộ trang sức lấp lánh và lộng lẫy. Thú vị hơn, với mức độ lộng lẫy khác nhau, sẽ thể hiện địa vị và đẳng cấp trong xã hội khác nhau.
Theo quan niệm xưa, màu sắc của bộ Sari mà phụ nữ mặc thường thể hiện hoàn cảnh của họ. Chẳng hạn, màu trắng thường được mặc bởi phụ nữ góa chồng, thường không kèm theo trang sức phức tạp. Còn cô dâu trong ngày cưới thường diện Sari màu đỏ. Sari màu xanh lá dành cho phụ nữ theo đạo Hồi. Màu xanh da trời thường dành cho những phụ nữ có địa vị thấp trong xã hội. Sari màu vàng thường dành cho phụ nữ mang bầu, và họ sẽ mặc màu này trong suốt 7 ngày. Có thể nói, Sari không chỉ là quốc phục, mà còn chứa đựng một lịch sử và thông điệp văn hóa sâu sắc.
Ẩm thực phong phú
Nhắc về Ấn Độ, chắc chắn phải nhắc đến món cari. Đây được coi là một biểu tượng ẩm thực đặc trưng trong văn hóa của người Ắn. Món ăn này có nguồn gốc từ chính tại đất nước này. Dù nó đã được phát triển thành nhiều biến thể ở các quốc gia khác nhau. Nhưng cari Ấn Độ vẫn mang hương vị đặc biệt nhất.
Theo phong tục, người Ấn Độ thường ăn bằng tay hoặc đôi khi sử dụng thìa. Điều đặc biệt là họ chỉ dùng tay phải để ăn.
Hơn một nửa dân số Ấn Độ theo các tôn giáo ăn chay. Họ sẽ có công thức nấu cari riêng. Dù không có thịt nhưng nó vẫn giữ được hương vị thơm ngon và độc đáo khó quên.
Lễ cưới hỏi trang trọng
Tại Ấn Độ, các lễ cưới luôn được diễn ra trong không khí rất long trọng. Đi kèm đó là nhiều lễ nghi đa dạng. Đặc biệt, trong ngày trọng đại này, gia đình nhà gái phải chuẩn bị số lượng hồi môn theo yêu cầu của nhà trai. Thông thường, số lượng hồi môn được đưa ra đều là con số không nhỏ. Vì thế, gia đình nhà gái càng có điều kiện tốt càng lấy chồng dễ dàng hơn.
Trong buổi lễ, cô dâu sẽ mặc Sari màu đỏ. Kết hợp với nhiều phụ kiện trang sức cầu kỳ. Đôi tay của cô dâu thường được vẽ henna với các hoa văn phức tạp cùng tên của chú rể. Chi tiết này mở đầu cho trò chơi thú vị: chú rể phải tìm tên của mình trên tay cô dâu thì mới tiến hành được hôn lễ. Đặc biệt, sau lễ cưới, chỉ khi henna mờ đi thì cô dâu mới phải làm việc nhà.
Các lễ cưới thường được tổ chức rất linh đình với đa dạng các hoạt động. Bao gồm ẩm thực, ca hát, nhảy múa… Không khí của buỗi lễ ở Ấn Độ thật sự rất vui tươi và náo nhiệt!
Lối kiến trúc đặc sắc
Ấn Độ sở hữu sự đặc sắc không chỉ trong ẩm thực, văn hóa, lễ hội mà còn trong cả nét kiến trúc độc đáo. Nếu bạn ấn tượng với các họa tiết xuất hiện trên các trang phục hay phụ kiện. Chắc chắn bạn sẽ ấn tượng hơn với phong cách kiến trúc của những ngôi nhà, những ngôi chùa ở Ấn Độ. Nó mang đậm bản sắc văn hóa, dân tộc của chính quốc gia này.
Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất tại Ấn Độ chính là lăng Taj Mahal. Đây là sự kết hợp giữa kiến trúc Hồi giáo và Hindu, tạo nên những chi tiết tinh tế trên mọi góc cạnh. Đặc biệt, lăng Taj Mahal cũng lọt vào danh sách những kỳ quan thế giới. Bởi nó mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo và là công trình đẹp nhất ở Ấn Độ.
Theo dòng chảy của thời gian, những phong tục văn hóa của Ấn Độ vẫn sở hữu một nét độc đáo và riêng biệt. Đó cũng là điểm thu hút du khách ghé thăm nơi đây. Theo dõi Caztus House để khám phá nhiều hơn về văn hóa nhiều nước bạn nhé!
Melon