Việt Nam có cảnh quan đẹp xuất sắc không thua một một gia nào khác. Đất nước có đầy đủ mọi loại sinh cảnh, từ núi, rừng và cả biển. Nói đến kỳ quan, Việt Nam có Vịnh Hạ Long vô cùng hùng vĩ. Tuy nhiên, ngành du lịch nước nhà vẫn có phần hụt hơi với một số quốc gia cùng khu vực. Vậy lý do bắt nguồn từ đâu? Hãy cùng Caztus House làm rõ nguyên nhân khiến ngành du lịch không gây được ấn tượng tốt với bạn bè quốc tế.
Hạ tầng giao thông phức tạp
Thật không khó khi thấy nhiều chia sẻ phản ánh về giao thông tại Việt Nam. Đây là vấn đề không riêng một quốc gia nào. Tuy nhiên, tại đất nước chúng ta, nó còn là câu chuyện về ý thức đi lại của người dân. Việt Nam là một quốc gia đông dân, đa số phương tiện sử dụng là xe máy. Những tình trạng như lấn tuyến, leo lề, vượt đèn đỏ,… xảy ra khá thường xuyên. Ngoài ra, việc không nhường đường cho người đi bộ cũng làm xấu hình ảnh đất nước. Du khách nước ngoài cho biết, họ thường xuyên gặp khó khăn trong việc qua đường tại Việt Nam.
Có thể thấy văn hoá giao thông là nhược điểm lớn khiến du khách không muốn quay lại. Hạ tầng giao thông kém chất lượng, ổ gà, ngập nước sau mưa lớn,… cũng là một vấn đề cần khắc phục trong thời gian tới. Nếu không, việc du khách quốc tế e ngại khi du lịch Việt Nam sẽ còn tiếp tục.
Thủ tục nhập cảnh gây khó khăn
So với các quốc gia như Thái Lan hay Singapore, thủ tục nhập cảnh của nước ta tương đối phức tạp. Việt Nam cũng có ít quốc gia nằm trong danh sách miễn thị thực. Chính vì thế, du khách quốc tế khi đến Việt Nam bị cản trở. Ngoài ra, thời gian miễn thị thức của nước ta cũng khá ngắn. Một số phương án đang được áp dụng như visa điện tử lại tỏ ra không mấy hiệu quả. Vấn đề nhân sự tại các cửa khẩu cũng cần được chú ý hơn khi lực lượng mỏng, không đủ đáp ứng nhu cầu.
Dịch vụ kém chất lượng
Tình trạng chặt chém du khách không còn xa lạ khi du lịch Việt Nam. Vấn đề này không chỉ cá biệt cho du khách quốc tế, mà ngay cả chính du khách trong nước cũng bị. Một bộ phận không nhỏ hàng quán, đồ lưu niệm luôn đẩy mức giá cao gấp 3 4 lần bình thường. Phạm vi không chỉ dành riêng cho các resort lớn, mà cả vỉa hè cũng không tránh khỏi. Chỉ cần người bán nhận thấy người mua là du khách, đặc biệt là khách quốc tế, họ sẵn sàng nâng giá bán mà không ngại bị phản ứng.
Dịch vụ cung cấp kém chất lượng cũng là lý do không nhỏ. Một số dịch vụ du lịch ở Việt Nam vẫn còn đang phát triển. Chúng không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách. Đặc biệt là các loại dịch vụ lưu trú và ăn uống. Việc quảng cáo quá đà về chất lượng thật tế khiến không ít người cảm thấy khó chịu trong quá trình sử dụng.
Quản lý môi trường không thật sự tốt
Cảnh quan đẹp sẽ trở thành xấu xí nếu nó không được chăm sóc. Tại Việt Nam, công tác bảo tồn thiên nhiên khá mỏng, chúng thường không được chú trọng. Không ít bãi biển khá đẹp nhưng kèm với đó là tình trạng ngập rác. Nhiều khu vực sông, suối cũng bị người dân lấn chiếm để canh tác hoặc xây nhà. Điều này vô tình khiến cảnh đẹp đang dần bị biến mất.
Một ví dụ cụ thể hơn là tình trạng bê tông hoá tại Đà Lạt. Việc lạm dụng cơ sở hạ tầng quá mức mà không có quy hoạch cụ thể khiến du lịch Đà Lạt dần xấu đi. Nhiều tình trạng thời tiết cực đoan xảy ra như sạt lở hay ngập úng cũng khiến du khách e ngại. Không khó để thấy được Đà Lạt ngày nay đã mất dần mảng xanh, cũng như thời tiết nóng hơn so với giai đoạn 5 10 năm trước.
Tiếng Anh trong giao tiếp
Với khách quốc tế, việc giao tiếp thuận tiện với người bản xứ là điều khá quan trọng. Không phải du khách nào cũng đi theo tour, khách nước ngoài lại khá thích loại hình du lịch tự túc. Và hiển nhiên, họ sẽ mong muốn đặt chân đến một nơi có thể giao tiếp một cách bình thường bằng tiếng Anh. Nhiều chương trình phổ cập ngoại ngữ cho người dân lại không được chú trọng. Đây là lý do lớn làm du khách không an tâm khi du lịch Việt Nam.
Chiến dịch tiếp thị và quảng cáo
Để thu hút du khách quốc tế. Việt Nam cần phải có chiến dịch tiếp thị và quảng cáo hiệu quả. Điều này bao gồm việc xây dựng hình ảnh đẹp và thương hiệu du lịch của Việt Nam. Chiến dịch này cần tập trung vào việc quảng cáo các điểm đến độc đáo, văn hóa, ẩm thực và trải nghiệm du lịch. Ngoài ra, việc sử dụng các kênh truyền thông xã hội và trang web du lịch có thể giúp tạo sự nhận diện và thu hút sự chú ý của du khách tiềm năng.
Cạnh tranh từ các quốc gia khác
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương là một trong những điểm đến du lịch phổ biến. Nhiều quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Campuchia đều đang chạy đua để thu hút du khách. Họ đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng du lịch, dịch vụ, và chiến dịch tiếp thị. Những điều này tạo ra sự cạnh tranh lớn với Việt Nam. Nhìn chung, những vấn đề mà chúng ta mắc phải đều được hạn chế tại những nơi này.
Kết
Trong tương lai, việc phát triển ngành du lịch đòi hỏi sự nỗ lực và tập trung từ cả chính phủ, ngành du lịch và cộng đồng. Việt Nam có tiềm năng lớn với cảnh quan thiên nhiên đẹp, văn hóa đa dạng và ẩm thực tuyệt vời. Nhưng để tận dụng hết tiềm năng này, cần phải giải quyết các thách thức như hạ tầng kém, chất lượng dịch vụ, và cạnh tranh từ các quốc gia khác.
Ngoài ra, sự hợp tác chặt chẽ với các quốc gia trong khu vực cũng là yếu tố quan trọng. Điều này giúp thúc đẩy ngành du lịch trong nước. Chúng ta cần phải xây dựng các mối quan hệ đối tác để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Việc học hỏi từ những quốc gia có nền du lịch phát triển sẽ giúp cải thiện rất nhiều. Hy vọng trong tương lai gần, du lịch Việt sẽ có hình ảnh tốt hơn với khách nước ngoài.
#peacesilver