Cũng đã 48 năm kể từ ngày đất nước hai miền Bắc Nam thống nhất. Dinh Độc Lập cũng vì thế mà trở thành là điểm đến thu hút rất nhiều du khách mỗi dịp cuối tháng 4. Ngoài sở hữu nét kiến trúc độc đáo, tráng lệ, Dinh Độc Lập còn là một trong những chứng nhân lịch sử của Sài Gòn. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Caztus House khám phá những điều thú vị về Dinh Độc Lập nhé!
Lịch sử hình thành Dinh Độc Lập
Dinh Độc Lập là địa danh đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Nhưng ít ai biết rằng khởi nguyên đây là dinh thự của Thống đốc Hoa Kỳ. Lúc bấy giờ gọi là Dinh Norodom. Mãi đến sau Hiệp định Genève, nơi đây được Pháp bàn giao cho đại diện chính quyền Sài Gòn. Từ đây cái tên Dinh Độc Lập được nhắc đến nhiều hơn. Bên cạnh đó, nơi đây cũng trở thành nơi làm việc của Tổng thống VNCH. Thế nhưng, sau sự kiện không kích của phe đảo chính năm 1962, Dinh Độc Lập bị phá hủy. Lúc này, dự án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ được thông qua. Một Dinh Độc Lập với sự hiện đại của phương Tây cùng nét đẹp văn hóa Á Đông vì thế ra đời.
Ngày nay, Dinh Độc Lập đã trở thành một nơi tham quan mang tính di tích lịch sử đặc biệt. Điểm đáng chú ý là phần lớn khách tham quan lại đến từ các quốc gia khác. Chắc hẳn cuộc đấu tranh kiên cường của Việt Nam vẫn là gì đó rất khác biệt.
Giá vé và giờ tham quan Dinh Độc Lập
Dinh Độc Lập mở cửa phục vụ khách tham quan tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật, Lễ và Tết.
- Địa chỉ: số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Giờ bán vé: Từ 08h00 đến 15h30
- Giờ tham quan:
-
- Tòa nhà chính Di tích lịch sử Dinh Độc Lập: Từ 08h00 đến 16h30.
- Nhà trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 – 1966”: Từ 08h30 đến 16h30.
- Giá vé tham quan Dinh (bao gồm Trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 – 1966”):
-
- Người lớn: 65.000đ/người.
- Trẻ em: 15.000đ/người.
- Vé tham quan Dinh Độc Lập:
-
- Người lớn: 40.000đ/ người.
- Trẻ em: 10.000đ/người.
Kiến trúc Dinh Độc Lập
Dinh Độc Lập ngày nay cũng đã có sự khác biệt lớn so với ban đầu. Dinh được thiết kế và xây dựng trên một khu đất rộng 4.500 m², với diện tích sử dụng lên đến 20.000 m². Công trình gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, 1 sân thượng, 2 tầng hầm, tầng nền và một sân thượng được sử dụng để máy bay trực thăng đáp xuống.
Kiến trúc độc đáo và đậm chất dân tộc Việt còn được thể hiện qua các bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao xung quanh lầu 2. Rèm hoa đá được lấy cảm hứng từ bức cửa bàn khoa của các cung điện Cố đô Huế, không chỉ làm tăng vẻ đẹp của Dinh mà còn có tác dụng lấy ánh sáng mặt trời.
Sân trước của Dinh có hình dạng oval với đường kính 102m và được bao phủ bởi thảm cỏ màu xanh rì. Hồ nước hình bán nguyệt dài theo chiều ngang của đại sảnh tạo nên sự thân thuộc, cổ kính trong lối kiến trúc Việt Nam.
Khám phá khuôn viên bên ngoài Dinh Độc Lập
Dinh Độc Lập sở hữu khuôn viên vô cùng rộng lớn. Vì thế, có một khu vực được dành riêng để trưng bày các phương tiện chiến đấu của quân ta từng sử dụng. Trước tiên phải kể đến là chiếc máy bay đã ném bom vào Dinh Độc Lập.
Tiếp theo là chiếc xe tăng huyền thoại húc đổ cổng Dinh Độc Lập. Sự kiện này đã đặt dấu chấm hết cho cuộc đô hộ của Đế quốc Mỹ. Theo ghi chép lịch sử, có đến hai chiếc xe tăng tham gia húc cổng Dinh. Nhưng duy chỉ có chiếc T-59 là thành công. Chiếc còn lại là T-54 mang số hiệu 843 cũng được trưng bày nơi đây.
Sau khi tiến vào Dinh, đến 11h30’ cùng ngày, Trung úy Bùi Quang Thuận đã kéo lá cờ mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên. Cờ phấp phới tung bay trên nóc Dinh, đánh dấu sự kết thúc của 30 năm chiến tranh gian khổ và anh dũng của dân tộc Việt Nam.
Bên trong Dinh Độc Lập có gì?
Bước sâu vào Dinh, bạn sẽ thấy lần lượt các phòng với từng chức năng và lối kiến trúc khác nhau. Tiêu biểu như phòng họp, phòng khách, phòng tiệc,… được bày trí đậm chất Pháp.
Khám phá đường hầm chống bom trong Dinh Độc Lập
Bên cạnh đó, Dinh Độc Lập còn có một tầng hầm được sử dụng để chứa các trang thiết bị bảo vệ. Đây cũng được xem như là nơi ẩn nấp của bộ phận trọng yếu trong chính phủ VNCH. Để có thể tham quan được đường hầm này, bạn phải tìm đến lối cầu thang hẹp ngay bên trong Dinh. Đây cũng là lối đi bí mật mà các nhân vật chủ chốt của chính phủ VNCH dùng để lùi xuống nơi làm việc an toàn. Đường hầm được chia thành nhiều phòng và khu vực khác nhau tùy theo chức năng và phòng ban.
Khu trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập”
Đây sẽ là một phần ấn tượng trong chuyến hành trình của Caztus House. Khu trưng bày này là bản tóm tắt cho sự phát triển của Dinh. Kể từ khi nó được xây dựng lần đầu tiên vào thế kỷ 19 cho đến khi hoàn thành vào năm 1966. Khu trưng bày này có khoảng hơn 200 tranh, ảnh, tài liệu liên quan. Sự đa dạng này giúp khách tham quan có được cái nhìn toàn cảnh về lịch sử của Dinh. Đồng thời cũng mang đến cho bạn cái nhìn tổng quát về sự vận động của Sài Gòn trong nhiều thập kỷ.
Những điểm đáng chú ý khác của Dinh
Ngoài chiến thắng vĩ đại của ngày 30 tháng 4 năm ấy, quân đội ta còn thu được nhiều chiến lợi phẩm giá trị. Những hiện vật mang tính lịch sử này đã từng thuộc sở hữu của các tổng thống thời VNCH. Hiện tại, bộ sưu tập này một phần được trưng bày tại Dinh Độc Lập.
Đến với Dinh Độc Lập vào những ngày cuối tháng 4, nơi đây sẽ mang đến cho bạn cảm xúc về niềm tự hào dân tộc. Từng lối đi, từng hiện vật sót lại được trưng bày tại Dinh. Tất cả sẽ đem lại không khí một Sài Gòn rất xưa cho bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ bỏ túi cho mình một điểm đến thú vị dịp lễ sắp tới. Đừng quên theo dõi Caztus House để cập nhật thêm nhiều tin tức du lịch hấp dẫn bạn nhé!
Coco & Melon