Mỗi nước trên thế giới đều có trang phục truyền thống mang màu sắc độc đáo. Đặc biệt, tất cả đều gắn liền với lịch sử, văn hóa và sự đa dạng dân tộc. Chúng là biểu tượng cho sự tự hào về bản sắc của quốc gia. Theo chân Caztus House tìm hiểu về sự muôn màu muôn vẻ của trang phục truyền thống từng quốc gia nhé!
Áo dài – Việt Nam
Áo dài vừa là trang phục truyền thống vừa là biểu tượng văn hóa của Việt Nam. Đây là loại trang phục được cách tân theo hướng Tây hóa từ Áo Ngũ thân lập lĩnh. Bởi thế, áo dài còn được gọi với cái tên là áo tân thời. Đây là loại áo được làm với chất vải là lụa, gấm hoặc tơ tằm và thường ôm sát người. Bên cạnh đó, áo được thiết kế gồm cả áo và váy liền thành một. Có cả phiên bản dành cho nam và cho nữ. Áo dài nữ có thân áo dài và vạt váy dài chạy xuống đất. Trong khi áo dài nam có thể có vạt áo ngắn hoặc dài.
Trang phục truyền thống này đại diện cho sự thanh lịch, phúc hậu của người phụ nữ Việt Nam. Dù theo thời gian, áo dài đã có sự thay đổi trong thiết kế. Nhưng nó vẫn là một biểu tượng. Biểu tượng cho nền văn hóa Việt và cho cả vẻ đẹp, phong cách của phụ nữ Việt Nam.
Sari – Ấn Độ
Ấn Độ sở hữu trang phục truyền thống với tên gọi là Sari. Theo dòng chảy của thời gian, Sari vẫn giữ nguyên hình dáng và thiết kế ban đầu. Mỗi bộ Sari thường bao gồm hai mảnh. Gồm áo lửng hoặc váy dài và quần dài ôm bên trong. Sau đó được bao phủ bởi một tấm vải lớn quấn quanh cơ thể. Thông thường còn được tô điểm với đa dạng hoa văn và màu sắc. Đối với phụ nữ Ấn Độ, Sari mang lại sự quyến rũ và thanh lịch khi khoác lên mình.
Kimono – Nhật Bản
Nhật Bản nổi tiếng với trang phục truyền thống mang tên Kimono. Đây cũng đồng thời là biểu tượng văn hóa của nước này đã tồn tại đến cả thiên niên kỷ. Kimono được thiết kế theo dáng dài và rộng. Ngoài ra, người Nhật còn trang trí họa tiết, màu sắc đa dạng khác nhau. Theo quan niệm xưa, tùy vào từng địa vị xã hội mà chiếc kimono sẽ có cách trang trí riêng biệt.
Đối với phụ nữ, Kimono có thể được kết hợp với các phụ kiện như vòng cổ, vòng tay và mũ trang trí. Trong khi đó, nam giới thường mặc Kimono kèm với áo choàng gọi là Haori và thắt nơ tròn xung quanh eo gọi là Obi. Kimono ngoài là biểu tượng văn hóa, nó còn là biểu tượng cho tâm hồn con người. Đó là sự duyên dáng, thanh nhã và lịch thiệp như chính người Nhật Bản.
Hanbok – Hàn Quốc
Hanbok hay Hàn Phục, là một biểu tượng cho văn hóa của Hàn Quốc. Loại trang phục này đã có từ thời Joseon. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, Hanbok đã trở thành trang phục truyền thống, niềm tự hào của xứ kim chi. Cũng theo quan niệm xưa, loại trang phục này dùng để phân biệt đẳng cấp xã hội. Đối với giới thượng lưu sẽ được may bằng các loại vải cao cấp, nhẹ và mịn màng. Còn đối với dân thường chỉ được may bằng vải bông đơn thuần.
Hanbok có dáng áo lửng, phần váy rộng và dài cùng nhiều màu sắc tươi sáng. Ngoài ra còn cần các phụ kiện đi kèm để được một bộ Hanbok đúng chuẩn.
-
- Norigae. Đây là phụ kiện dạng dây treo dành cho phụ nữ. Nó sẽ được đeo ở phía ngoài áo choàng hay ngang eo, đem đến sự sang trọng cho người mặc.
- Binyeo. Đây là cách gọi của một loại kẹp tóc hay trâm cài. Ngoài ra cũng được dùng như cách thể hiện địa vị xã hội.
- Danghye. Loại giày dành riêng cho loại trang phục truyền thống này.
Kebaya – Indonesia
Kebaya là một trang phục truyền thống của phụ nữ Indonesia từ thời xa xưa. Với thiết kế cổ áo hình chữ V, ôm sát tương tự trang phục áo bà ba Việt Nam. Ngoài ra còn được kết hợp với chân váy dài điểm tới phần mắt cá. Kebaya cũng được trang trí bởi những hoa văn tươi sáng. Vì thế người mặc luôn mang một vẻ đẹp tinh tế và quý phái. Kebaya vẫn tồn tại và phổ biến đến ngày nay, thường thấy ở phụ nữ độ tuổi trung niên.
Nguồn gốc của Kebaya xuất phát từ ngôn ngữ Ả Rập – “Kaba” có ý nghĩa “trang phục”. Sau đó nó được du nhập vào Indonesia bằng tiếng Bồ Đào Nha. Khi đó, khi nhắc đến cái tên này, người ta lại nghĩ ngay đến một loại trang phục bao gồm áo và váy. Hơn thế nữa, trong khoảng thế kỉ thứ 15 và 16, Kebaya chỉ được dành riêng cho tầng lớp hoàng gia. Mãi đến khi các hoạt động giao thương phát triển, trang phục này đã trở thành phục trang không thể thiếu của người dân Indonesia. Ngoài ra, nó cũng lan rộng đến Malacca, Bali, Sumatra,…
Pollera – Tây Ban Nha
Pollera là một trang phục truyền thống dành cho phụ nữ ở Tây Ban Nha. Loại trang phục này có thiết kế phức tạp với chân váy xòe rộng và các họa tiết trang trí tinh tế trên đầu. Chiếc váy thường được tạo ra từ len hoặc bông. Nó cũng mang một sắc màu đa dạng trên nền vải trắng. Cùng với đó là những họa tiết nổi bật được thêu hoặc may. Phần trên của váy tương tự áo Poncho với phần vai trống trễ. Còn phần chân váy dài và xòe rộng, được trang trí bằng các họa tiết hoa văn tinh tế. Ở phía trước và sau cổ áo thường có những quả bông pompom, cùng với trang sức Tembleque trên đầu.
Do chiếc váy được tạo nên từ những nguyên vật liệu khan hiếm. Ngoài ra còn đòi hỏi về thời gian và công sức khá lâu để tạo ra được một sản phẩm. Thế nên Pollera từng là biểu tượng của sự giàu có và danh giá trong quá khứ, trước khi trở thành một trang phục quốc gia như ngày nay.
Sabai – Thái Lan
Sabai là một quốc phục của Thái Lan. Loại trang phục này thường được người dân trong nước mặc trong các dịp lễ hội và lễ cưới. Đặc điểm của Sabai là chúng không được may quá sát người. Thay vào đó. nó bao gồm những mảnh vải lục hay vải bông hẹp. Người mặc sẽ nối, gấp, cuộn chúng để tạo thành nhiều loại áo quần đa dạng. Sabai tôn lên vẻ sang trọng, tinh tế và dịu dàng của người phụ nữ.
Dirndl – Đức
Dirndl là một trang phục truyền thống của miền Nam nước Đức. Trong quá khứ, phụ nữ Đức mặc Dirndl tại mọi nơi. Từ lễ hội đến chợ hoặc thậm chí khi ở nhà. Tuy nhiên, ngày nay, trang phục này thường chỉ xuất hiện trong các lễ hội nông thôn. Dirndl có thiết kế với phần váy dài qua đầu gối. Chúng được xếp gấp nhỏ và kết hợp với một đai lưng thắt nơ. Phần thân trên thường màu trắng, có cổ vuông khoét sâu, chẽn ngực và tay bồng. Cùng với đó là một tạp dề cách điệu ở phía trước.
Tùy theo mùa, Dirndl có những biến thể khác nhau. Trong mùa đông, trang phục này thường có váy nặng, ấm áp. Tạp dề được làm bằng các loại vải dày như bông, lanh, nhung hoặc len, và có tay áo dài. Màu sắc thường đa dạng như chủ yếu là màu tối. Trong mùa hè, Dirndl thường nhẹ nhàng và phóng khoáng hơn, với tay áo ngắn và thường được làm từ vải bông nhẹ.
Kilt – Scotland
Trang phục truyền thống của Scotland là một chiếc váy caro. Đặc biệt phổ biến với cả nam lẫn nữ. Loại váy này được gọi là Kilt. Nó được thiết kế xếp li và thường kết hợp với áo sơ mi và gile đen. Thông thường còn được mặc cùng tất trắng cổ cao lên đến đầu gối. Váy Kilt thường được mặc kết hợp với một tấm vải caro quấn bên hông. Đây là trang phục thường thấy trong các lễ hội đặc biệt của người Scotland.
Gho – Bhutan
Ở Bhutan, Gho là một loại quốc phục bắt buộc. Nam và nữ đều phải mặc Gho trong các dịp lễ tôn nghiêm cũng như khi tham gia công việc hàng ngày. Gho gồm một chiếc áo khoác dài rộng tay được buộc ngay hông. Chiều dài của nó còn tùy thuộc vào giới tính. Với nam thì dài xuống đến gối nhưng với nữ thì dài chạm đến gót chân. Bên trong thường là quần short cùng tất đen.
Chính phủ Bhutan yêu cầu tất cả nam giới phải mặc Gho. Đặc biệt khi làm việc trong các cơ quan chính phủ hoặc trường học. Đàn ông cũng phải mặc Gho trong các dịp chính thức, theo quy định được áp đặt từ năm 1989. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người đã điều chỉnh phong cách của Gho để phù hợp với xu hướng thời trang hiện đại hơn.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về nhiều loại trang phục truyền thống. Theo dõi Caztus House để cùng khám phá nhiều hơn về văn hóa các nước nhé!
Melon