Múa rối nước Việt Nam là loại hình nghệ thuật lâu đời có từ xa xưa. Để có được buổi diễn ưng ý, phù hợp cho người dân. Nghệ sĩ rối nước phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như chu đáo cho từng công đoạn. Hãy cùng tìm hiểu những yếu tố dưới đây để hiểu rõ hơn về loại hình nghệ thuật này.
Tạo hình con rối
Với các loại hình diễn rối, thì con rối là yếu tố quan trọng. Đặc biệt, con rối trong rối nước lại có sự khác biệt lớn. Việc tạo hình trong rối nước phức tạp hơn. Công việc này đòi hỏi sức sáng tạo cao. Ngoài ra, con rối trong rối nước đa số làm bằng các vật liệu thô sơ, đơn giản. Đem được cái hồn vào con rối đã khó, với rối nước lại càng khó hơn bội phần.
Trong loại hình này, con rối được chế tạo thủ công. Cúng có thể từ chất liệu thủy tinh trong suốt, giấy hoặc gỗ mỏng. Con rối thường được tạo thành các hình dáng khác nhau như người, động vật, cây cối, đèn lồng, và các hình tượng trừu tượng. Các con rối thường được thiết kế với nhiều phần có thể di chuyển như tay, chân, đầu để tạo ra các cử động và biểu cảm. Do đa số làm từ các vật khó chế tác, nên nét mặt của rối nước đòi hỏi người nghệ nhân phải có tay nghề cao. Nếu làm không tốt, con rối sẽ cứng đơ vô hồn.
Sử dụng nước
Trong rối nước, điều hiễn nhiên mà khán giả thấy là buổi biểu diễn nằm trên mặt nước. Đây cũng chính là điều giúp cho loại hình này khác biệt. Các đêm diễn thường diễn ra trên ao, hồ hoặc một bể nước nhỏ. Phía sau sẽ có màn trúc hoặc tre để che lại vừa đủ. Việc này giúp cho các nghệ sĩ phía sau có thể quan sát và điều khiển con rối một cách chính xác nhất.
Nhiều du khách cho biết, việc xem rối nước cho họ cảm giác mới lạ. Cách con rối di chuyển trên nước cũng nhìn khá thích mắt. Cảm chúng lướt đi cho người xem cảm xúc độc nhất mà chỉ loại hình này mang loại. Bối cảnh dưới nước cũng cho người xem cảm giác mát mẻ và sống động hơn.
Diễn xuất và điều khiển
Nghệ sĩ rối nước là yếu tố then chốt không thể nào thiếu trong các vỡ diễn. Khác với nhiều loại hình rối khác, nghệ sĩ rối nước phải chịu nhiều khó khăn hơn. Việc diễn tập và ngâm hình nhiều giờ đồng hồ khiến cho cơ thể phồng rộp khá khó chịu. Số người chịu đựng không nổi phải bỏ nghề là không ít. Song song những khó khăn đó, người nghệ sĩ còn phải di chuyển liên tục kèm theo đó là sự quan sát để điều khiến con rối diễn hoạt chính xác nhất.
Để điều khiển được con rối, nghệ nhân thường đứng bên trong bể nước và phía sau màn che. Họ sử dụng tay và ngón tay để điều khiển các con rối dưới nước. Tuỳ loại, con rối sẽ được nối với một khúc gỗ hoặc tre dài tầm 2 mét giúp nghệ sĩ phía sau dễ dàng thao tác. Những con rối có cữ động phức tạp hơn sẽ được nối thêm dây hoặc một đoạn gỗ nhỏ bên trong. Nhờ áp lực nước, nên mọi hoạt động này cũng dễ dàng và ít dùng sức hơn.
Ánh sáng và âm nhạc
Một yếu tố cũng quan trọng không kém là ánh sáng và âm nhạc cho buổi diễn. Hai yếu tố này giúp vỡ kịch sinh động và thu hút hơn. Với những sâu khấu lớn, phần ánh sáng thường được đầu tư khá kỹ lưỡng. Các hiệu ứng chớp tắt, màu sắc sẽ được sử dụng và thay đổi liên tục. Với những vỡ thần thoại, phần ánh sáng càng trở nên quan trọng hơn.
Âm nhạc được sử dụng cũng vô cùng đặc sắc. Ngoài phần nói của các diễn viên, phần nhạc nền giúp vỡ diễn kịch tính hơn. Chúng góp phần tạo cảm xúc mạnh cho người nghe. Những câu thoại trong kịch cũng được trau truốt tỉ mỉ, góp phần thổi hồn cho nhân vật. Các bài nhạc dân gian, mang âm hưởng xưa cũng chính là yếu tố không thể thiếu. Một số nơi biểu diễn còn trình bày nhạc sống với nhiều nhạc cụ dân tộc khác nhau.
Hiệu ứng khói lửa
Sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua các yếu tố này. Đây có thể nói góp phần không nhỏ vào thành công cho từng vỡ diễn. Với các tiết mục về thần linh, hai hiệu ứng này thường xuyên được sử dụng. Điều này nhằm tôn lên được sự thần bí của câu truyện. Ngoài ra, chúng cũng đem lại sự sinh động và ấn tượng hơn. Việc tận mắt chứng kiến những con rối hình rồng phun lửa sẽ mang lại cảm giác vô cùng khó tả.
Trang trí sân khấu
Đây điểm nhấn cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Việc bày trí và trang trí sân khấu góp phần không nhỏ đến thành công của vỡ diễn. Đa số các buổi biểu diễn thường dùng hình ảnh cổng đình để trang trí nền. Với những đêm diễn phức tạp hơn, phần sân khấu này còn được chăm sóc thêm với bối cảnh sao cho phù hợp với vỡ kịch. Các nhà hát lớn đôi khi chi phí gần cả tỷ đồng chỉ dành riêng cho việc trang trí. Tuy nhiên, chi phí bỏ ra là vô cùng xứng đáng. Việc được chiêm ngưỡng không gian mờ ảo cùng sân khấu đẹp mắt luôn đem lại cho người xem ấn tượng không bao giờ quên.
Có thể thấy, nghệ thuật múa rối nước Việt Nam chứa đựng bên trong nhiều điều thú vị. Để có buổi diễn thành công, nhiều yếu tố được các nghệ sĩ sáng tạo và thường xuyên làm mới. Để bắt nhịp với xã hội hiện đại, múa rối nước đang ngày càng phát triển. Tin chắc rằng càng về sau khán giả sẽ được thưởng thức thêm những tiết mục vô cùng chất lượng và ấn tượng.
#peacesilver